Các mảng trong ngành công nghệ thông tin “hot”nhất hiện nay

Kinh tế – xã hội ngày càng phát triển hiện đại cho thấy nhu cầu cần thiết của việc sử dụng công nghệ thông tin ngày càng tăng. Cũng vì thế mà các mảng trong ngành công nghệ thông tin trở nên “hot” đối với nhiều bạn trẻ. Vậy đó là những mảng nào? Nghề nghiệp phát triển ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

Công nghệ thông tin là gì? Có vai trò ra sao trong đời sống con người?

Công nghệ thông tin(CNTT) có tên tiếng Anh là Information Technology nên thường được gọi tắt là IT, là một nhánh thuộc phần mềm máy tính và kỹ thuật sử dụng máy tính. Có chức năng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Trong đó, bao gồm quá trình tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và truyền đạt để chuyển đổi và phổ biến thành phim ảnh, âm thanh, các thông số nhờ vào các vi điện tử dựa trên sự kết hợp của truyền thông và máy tính.

Có thể nói sự hình thành và phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin đánh dấu sự phát triển nổi bật trong lịch sử nhân loại. Bởi mang lại lợi ích cho con người, trong đó chúng ta có thể nhận thấy rõ đó là: Kết nối với nhau qua mạng internet dễ dàng, sử dụng tiền trong giao dịch ngân hàng và mua sắm nhanh chóng, việc tiếp thu tri thức thuận tiện và sáng tạo, các trò giải trí hiện đại. Đặc biệt, thông qua mạng giúp mọi người tiếp cận với các nhà tuyển dụng và đồng thời việc tìm kiếm nguồn lực lao động và quản lý nhân sự cũng dễ dàng hơn.

Các mảng trong ngành công nghệ thông tin đa dạng với nhiều nghề

Các mảng trong ngành CNTT được chia thành các chuyên ngành như: Kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, mạng máy tính, khoa học máy tính, hệ thống thông tin. Trong đó, có sự đa dạng nghề trong các mảng nhận được nhiều sự kỳ vọng phát triển trong tương lai và trở thành một trong những ngành triển vọng nhất mà các bạn có thể theo đuổi. Một số tên nghề trong các mảng CNTT hấp dẫn như sau:

Lập trình ứng dụng điện thoại

Đây là một trong các nghề phát triển nhanh nhất trong 10 năm tới vì theo dự đoán tăng trưởng đạt 32%. Do hiện nay hầu hết mỗi người đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh để phục vụ cho nhu cầu từ trao đổi, giải trí, tiếp nhận thông tin đến phục vụ các công việc kinh doanh. Đặc biệt, cơ hội việc làm trong những năm tới với số lượng 292,000 ở nhiều nơi. Trong đó, có hai nền tảng ứng dụng lớn nhất hiện nay của Apple, Google hứa hẹn mang đến một công việc đáng mơ với mức lương trung bình 95,000 USD dành cho các bạn giỏi chuyên môn lập trình.

Kỹ sư phần mềm

Đây là nghề có dự đoán tăng trưởng trong 10 năm tới sẽ tăng 30% trung bình mỗi năm với số lượng việc làm là 270,900, lương trung bình 90.000 USD. Cơ hội việc làm cho các kỹ sư phần mềm tại rất nhiều công ty bởi internet luôn là công cụ hỗ trợ không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp và luôn gắn liền với sự phát triển của các phần mềm cũng như sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Chẳng hạn, sự phát triển của công ty điện toán đám mây và số hóa giúp các kỹ sư phần mềm có thể thiết kế và phát triển các chương trình trên nền web.

Quản trị mạng

Tương tự, nghề quản trị mạng cũng có những dự đoán về tăng trưởng ở mức 28% trung bình mỗi năm với số lượng việc làm là 96,600, lương trung bình 69.000 USD. Nhu cầu về nhân sự quản trị mạng ngày càng tăng bởi đây là công cụ hỗ trợ kinh doanh trực tuyến từ việc sử dụng công nghệ mới để giao tiếp và trao đổi với khách hàng. Từ đó, giúp việc kinh doanh hiệu quả hơn, tăng lợi nhuận và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, một số nghề khác theo thống kê có mức độ tăng trưởng trong 10 năm tới với số lượng việc làm rất cao như: Quản trị cơ sở dữ liệu(Tăng 31% trung bình mỗi năm, số lượng việc làm là 33.900, lương trung bình 82.000 USD), thiết kế game video(Tăng 30% trung bình mỗi năm, số lượng việc làm là 270,900, lương trung bình 80.000 USD), phát triển và thiết kế website(Tăng 22% trung bình mỗi năm, số lượng việc làm là 65,700, lương trung bình 91.000 USD), quản lý công nghệ(Tăng tăng 18% trung bình mỗi năm, số lượng việc làm là 55,800, lương trung bình 111.000 USD)…

Phần trình bày trên là tổng hợp các mảng trong ngành công nghệ thông tin ứng với các nghề phổ biến trong những năm tới. Qua đó, các bạn có thể định hình được những lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghệ thông tin rộng lớn giúp cho việc lựa chọn chuyên ngành học phù hợp với bản thân của mỗi người.

Việc làm ngành khách sạn

Những nhân viên trong resort và khách sạn làm gì?

Bartender, nhân viên nhà hàng, nhân viên hứu hộ, nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn viên thể thao, nhân viên dọn dẹp, tài xế xe buýt, chuyên gia làm tuyết nhân tạo là một số công việc tại resort và khách sạn.

Bartender và nhân viên nhà hàng thường phục vụ khách hàng trong resort và khách sạn bằng cách nhận và đưa hóa đơn, nhận và thanh toán tiền, và giữ nơi làm việc của họ gọn gàng và sạch sẽ. Những nhân viên hỗ trợ và tiếp tân làm nhiệm vụ điều hành như trả lời điện thoại, đặt phòng, điền giấy tờ, giúp khách check in và check out, hoàn thành những yêu cầu đặc biệt.

Bạn có phải là một người năng động và sáng tạo? Nếu bạn ghét làm việc trong một văn phòng ngột ngạt, hãy nghĩ về một vị trí năng động hơn trong ngành này. Đăng ký vào vị trí nhân viên cứu hộ và sẵn sàng nhảy xuống hồ bơi để đảm bảo rằng người bơi được an toàn. Nhân viên cứu hộ thường luân phiên vị trí trong suốt ca trực và tuân theo những quy định an toàn dưới nước để ngăn chặn tai nạn. Họ có trách nhiệm kiểm tra độ pH của nước, bộ lọc nước và thực hiện sơ cấp cứu khi cần thiết.

Một công việc khác nơi bạn không ngừng vận động là hướng dẫn viên xe buýt. Rất nhiều resort và khách sạn, đặc biệt trong những điểm đến du lịch, thường đưa ra dịch vụ xe buýt để đưa khách tham quan xung quanh thành phố. Bạn sẽ hướng dẫn quy trình an toàn đến hành khách khi ở trên xe buýt và chỉ ra những điểm đến như nhà hàng và khu mua sắm, vì thế bạn cần biết lộ trình của bạn. Hướng dẫn viên thể thao cũng luôn hoạt động, dẫn dắt những khóa học bằng cách kết hợp bài giảng và thị phạm để giúp khách chơi thể thao.

Điều kiện làm việc là gì?

Điều kiện làm việc trong resort và khách sạn khác nhau tùy thuộc vào công việc, ví dụ, tiếp tân và nhân viên dọn dẹp thường ở trong khu vực mát mẻ, sạch sẽ và sáng sủa trong khi hướng dẫn viên thể thao và  nhân viên cứu hộ thường làm việc ngoài trời. Tương tự, những nhân viên của khu resort trượt tuyết làm việc trong môi trường khác với nhân viên làm trong khách sạn bờ biển.

Những nhân viên thường phải đứng cả ngày và nên thích nghi với tất cả những kiểu thời tiết. Giờ làm việc thay đổi tùy thuộc vào công việc, nhưng tiếp tân thường hoạt động 24 giờ trong ngày, vì thế một thời gian biểu linh hoạt rất quan trọng. Những ngày nghỉ và cuối tuần thường rất bận rộn trong khách sạn và resort, vì thế đừng lên kết hoạch nghỉ xuân sớm. Những nguy cơ bao gồm cháy nắng, trượt chân và té ngã trong nhà bếp, và bị cảm nắng hay cảm lạnh có thể dẫn đến sốc nhiệt hay lạnh cóng.

Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm việc tại các trang web tuyển dung việc làm

Tìm việc làm Khách sạn, Du lịch – CareerLink.vn

Việc Làm Nhà Hàng Khách Sạn – Tìm Việc, Tuyển Dụng Chefjob.vn

Những kỹ năng cần thiết và làm thế nào để thăng tiến?

Những yêu cầu tùy thuộc vào vị trí cụ thể, nhưng có những giới hạn áp dụng vào một số công việc. Bartender và nhân viên nhà hàng phục vụ rượu phải ít nhất 21 tuổi, và hiểu luật pháp. Nhân viên cứu hộ thường phải ít nhất là 15 tuổi, và họ phải được đào tạo sơ cấp cứu và CPR. Nhà tuyển dụng thường tuyển những hướng dẫn viên thể thao có ít nhất bằng cử nhân và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thể thao. Những tài xế xe buýt phải có hồ sơ lái xe trong sạch và quen thuộc với khu vực mà họ đi tour. Nhân viên hỗ trợ phải có khả năng làm việc với hệ thống điện thoại đa đường dây để chuyển cuộc gọi và có những kỹ năng dịch vụ khách hàng tốt. Hầu hết resort và khách sạn yêu cầu tất cả nhân viên trải qua một bài kiểm tra kiến thức và khám sức khỏe, vì thế hãy giữ cho bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.

Tất cả nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt vì tương tác với khách hàng xảy ra hàng ngày. Đôi khi du khách có thể hơi đòi hỏi khắt khe nếu, ví dụ, quầy bar nhỏ của họ không được đầy đủ thức uống và phòng không được dọn dẹp sạch sẽ. Khi những điều này xảy ra, hãy bình tĩnh và luôn duy trì sự vui vẻ, nếu bạn không muốn bị sa thải.

Kinh nghiệm và đào tạo nâng cao trong lĩnh vực này có thể đưa đến sự thăng tiến vào vị trí quản lý như quản lý khách sạn, giám đốc giải trí, quản lý nhà hàng hoặc điều hành tiếp tân.

Tiền lương Tiền lương thay đổi tùy thuộc vào loại công việc, nhưng nhiều nhà tuyển dụng đưa ra những lợi ích về y tế sau 90 ngày làm việc. Phụ cấp là một phần trong việc làm ngành khách sạn hoặc resort vì những nhân viên chủ yếu được ở miễn phí hoặc giảm giá, được dự những sự kiện và tham gia các chương trỉnh giải trí, và được ăn miễn phí hoặc giảm giá. Nếu bạn được nhận một công việc thời vụ và không sống trong nơi làm việc, một số resort sẽ cung cấp tiền nhà và tiền ăn, cũng như trả lương cho bạn theo tuần hoặc theo tháng.

Tại sao quản trị khách sạn lại được cho là một ngành nghề lý tưởng nhất?

Việc làm trong khối ngành khách sạn đang ngày càng gia tăng theo tốc độ phát triển nhanh chóng của du lịch hiện nay. Đội ngũ nhân viên và quản lý có cơ hội được làm việc trong một chuỗi các khách sạn độc lập mà không quan ngại đến vấn đề thiếu hụt việc làm. Họ đều có được rất nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc và trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp mang tầm quốc tế, do đó khối ngành này luôn trở thành một chủ đề việc làm nóng bỏng trong xã hội hiện nay. Sau đây là những lý do lý giảitại sao quản trị khách sạn lại được cho là một ngành nghề lý tưởng nhất trong thời buổi hội nhập quốc tế:
1. Mức lương hấp dẫn

Quản trị khách sạn là một ngành nghề có mức lương cao ngất ngưỡng so với một số ngành nghề khác tính đến nay. Theo thống kê của Sở Lao động, người làm việc trong lĩnh vực khách sạn có thể kiếm được trung bình từ 30 đến 40 triệu đồng/ tháng. Để sở hữu được cơ hội công tác trong lĩnh vực này, ứng viên cần phải có bằng cử nhân đại học chuyên ngành, cùng với vốn kinh nghiệm làm việc có liên quan từ 1 năm đến 5 năm trong ngành. Bên cạnh mức lương hấp dẫn, bạn còn nhận được chế độ phúc lợi và tiền thưởng khá là ưu ái từ phía hệ thống khách sạn mà bạn đang làm việc.
2. Cơ hội phát triển cao

Quản trị khách sạn được chia làm nhiều bộ phận khác nhau như: tiền sảnh, nhà hàng, phòng. Do đó, cơ hội thăng tiến trong ngành nghề này cũng rất cao. Bạn có thể phấn đấu từ vị trí quản lý của từng bộ phận để trở thành một tổng giám đốc điều hành khách sạn tại một khu vực nào đó trong hệ thống.

3. Nhiều cơ hội việc làm

Triển vọng ngành nghề trong xã hội hiện nay cho thấy quản trị khách sạn tạo ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm lớn. Theo dự kiến, nhu cầu tuyển dụng cho lĩnh vực này sẽ tăng lên gần 15% trong 10 năm sắp tới. Vào thời điểm báo cáo này, đã có hơn 100.000 việc làm đang rộng mở cho các bạn trẻ tài năng, nhờ vào tiềm năng du lịch phát triển mạnh mẽ trong nước.
4. Chất lượng cuộc sống tốt

Mấy ai không khỏi bất ngờ khi ngành quản lý khách sạn thường có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với các ngành nghề khác, một phần là do họ có được thời gian và điều kiện làm việc tốt. Trong một cuộc khảo sát gần đây của CNN Money cho thấy rằng hầu hết các nhà quản lý khách sạn tại nhiều quốc gia trên thế giới đã đánh giá công việc của họ với mức “B” về sự hài lòng, an toàn nghề nghiệp và về lợi ích cho xã hội. Qua đó, ta có thể thấy được triển vọng nghề nghiệp rất cao đối với khối ngành khách sạn hiện nay.
5. Cơ hội du lịch

Các nhà quản lý khách sạn làm việc cho các chuỗi khách sạn như Radisson hay Holiday Inn thường có cơ hội để đi đến các buổi hội thảo liên quan đến công việc hoặc làm việc trong các chuỗi khách sạn khác tại nước ngoài. Các nhà quản lý khách sạn đều có cơ hội nhận được sự trải nghiệm đó và vẫn giữ được vị trí công việc hiện tại ở đơn vị công tác mới thuộc hệ thống của mình.

Bên cạnh những lợi ích trên, quản lý khách sạn cũng có cơ hội làm việc trong các khách sạn 5 sao. Bạn càng có nhiều kinh nghiệm làm quản lý khách sạn, bạn càng có nhiều cơ hội để thăng tiến lên vị trí quản lý cao hơn. Để tận dụng tối đa những cơ hội này, hãy tham gia các khóa học quản lý kinh doanh có liên quan. Thông thường, các khóa học quản lý kinh doanh có thể dạy bạn làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình, cách tổng hợp ý tưởng của bạn và cách phát triển các chiến lược tiếp thị thành công. Những kỹ năng này là vô giá để giúp bạn kiên cố hóa vị trí của mình trong ngành hoặc phát triển lên một vị trí điều hành cao hơn.

Những thay đổi ngoài kiểm soát ảnh hưởng đến ngành nhà hàng khách sạn

Như những ngành khác, nhà hàng khách sạn có những thay đổi không thể kiểm soát được ảnh hưởng đến những điều liên quan đến sự quản lý hoặc sở hữu của khách sạn, nhà hàng và những cơ sở khác trong ngành. Biết những nhân tố này rất quan trọng cho những ai đang làm trong ngành này vì nó cung cấp cho họ cơ hội lên kế hoạch cho những trường hợp xảy ra bất ngờ. Thậm chí với những thay đổi không thể kiểm soát, ảnh hưởng của chúng cũng được giảm bớt bởi kế hoạch phòng ngừa cẩn thận.

Kinh tế

Khi một số người nói về những nhân tố bất ngờ trong ngành nhà hàng khách sạn, họ thường nói về môi trường vĩ mô. Những nhân tố bên ngoài như tình trạng kinh tế quốc gia và thế giới nằm trong những nhân tố mà những ai làm trong ngành này có thể hoàn toàn không kiểm soát được. Khi kinh tế trở nên xấu đi, ngành nhà hàng khách sạn có thể bị ảnh hưởng vì sự tụt giảm chi tiêu. Du lịch có thể bị bỏ rơi trong thời gian kinh tế khó khăn, ngoại trừ một số ngành chẳng hạn như kinh doanh khách sạn, chủ yếu phụ thuộc vào lượng khách hàng đi công tác thường xuyên.

Thay đổi luật pháp

Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến những công ty trong ngành này và thường khó kiểm soát. Luật pháp trong ngành này có thể thay đổi theo thời gian và có ảnh hưởng đến sự hoạt động của khách sạn, sân bay và nhà hàng. Ví dụ, một thay đổi trong luật thuế làm tăng giá ga sẽ ảnh hưởng đến du lịch và chi phí cho ngành nhà hàng khách sạn.

Công nghệ

Công nghệ luôn luôn phát triển. Ngành nhà hàng khách sạn cũng giống như những ngành khác đều bị ảnh hưởng bởi những thay đổi công nghệ. Vì những công nghệ mới luôn sẵn có trên thị trường, những công ty trong ngành này bắt buộc phải thay đổi hoặc không thể phát triển. Ví dụ, những thay đổi trong phần mềm và phần cứng của máy tính có thể rất quan trọng trong chuỗi nhà hàng quốc tế để thay thế hoàn toàn thiết bị máy tính theo thời gian.

Sự cạnh tranh

Sự cạnh tranh là một yếu tố khác mà những người quản lý và sở hữu việc kinh doanh ngành nhà hàng khách sạn khó nắm bắt được. Rất nhiều lần sự cạnh tranh bị ảnh hưởng nặng nề bởi kinh tế và những yếu tố khác. Ví dụ, những thay đổi trong ngành hàng không đã phần nào thay đổi những yếu tố pháp lý trong đó giới hạn khắt khe hơn trong việc đi lại bằng máy bay và check-in trong sân bay dẫn đến việc đi lại bằng máy bay không được khuyến khích. Hàng không không thể kiểm soát những thay đổi này và có thể bị thiệt hại về mặt kinh tế. Họ có thể chỉ thích nghi với những thay đổi này khi cần thiết và cạnh tranh với những hãng hàng không khác để khách hàng tiếp tục đi du lịch bằng máy bay.

Tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển trong ngành Nhà hàng Khách sạn

Vai trò quan trọng nhất trong việc kinh doanh nhà hàng khách sạn là phục vụ mọi người – cho dù là phục vụ thức ăn, phòng nghỉ hay những dịch vụ khác. Tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển nhân viên trong nhà hàng khách sạn không thể bị xem thường, vì mục đích cuối cùng của mỗi công việc là đạt được sự hài lòng của khách hàng. Nhân viên trong mỗi lĩnh vực của khách sạn từ người rửa chén đến quản lý và chủ khách sạn đều ảnh hưởng đến khách hàng. Nếu không có việc đào tạo, mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng có thể gặp rắc rối, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn. Đào tạo có thể tốn nhiều chi phí nhưng không thể so với lợi ích mà việc này mang lại.

Đánh giá nhu cầu

Bạn có thể đạt được những kết quả tốt nhất từ chương trình đào tạo bằng cách nhắm vào những lĩnh vực cụ thể cần cải thiện. Ví dụ, nếu bạn thấy quá nhiều than phiền từ khách hàng về chất lượng thực phẩm và cách phục vụ, bạn cần nỗ lực tập trung việc đào tạo vào hai lĩnh vực này. Bạn cần cho đầu bếp tham gia những khóa học nấu ăn được công ty chi trả hoặc đưa những nhân viên phục vụ từ những nhà hàng nổi tiếng đến chỉ dẫn cho nhân viên của bạn. Vai trò của những việc đào tạo này sẽ rõ ràng khi than phiền khách hàng tăng lên và bạn bắt đầu chú ý đến việc tăng lên này tập trung vào những lĩnh vực giống nhau.

Nhân viên mới

Đào tạo nhân viên mới sau khi đào tạo rất quan trọng, giúp họ hiểu quy trình hoạt động và đặc điểm của công việc. Làm như vậy giúp họ khởi đầu công việc một cách chính xác và tránh những sai lầm. Đào tạo nhân viên mới phải được thực hiện xa hơn mục đích ban đầu, chủ yếu tập trung vào chính sách công ty và lợi ích của nhân viên; việc đào tạo thường xuyên có thể giúp nâng cao sự tổ chức của bạn một cách đáng kể. Khi bạn đầu tư vào nhân viên mới bằng cách cho họ học hỏi những cơ hội, họ sẽ có cảm hứng làm việc nhiều hơn yêu cầu. Việc đào tạo đầy đủ và hợp lý sẽ thúc đẩy khả năng tìm kiếm những nhân viên tiềm năng có thể trở thành lãnh đạo. Việc tập trung đào tạo còn có tác dụng khuếch tán lợi ích: những nhân viên mới học hỏi từ những nhân viên được đào tạo tốt sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của khách hàng. Những chuyên gia nhân sự, những nhân viên hoặc chuyên viên tư vấn dày dạn kinh nghiệm có thể đào tạo những nhân viên mới.

Phát triển

Phát triển nhân viên rất quan trọng trong việc cung cấp sự hài lòng khách hàng ổn định qua thời gian. Sau khi bạn đã xây dựng danh tiếng vì sự phục vụ tuyệt vời, bạn phải chọn những nhân viên giỏi nhất để tham gia khóa đào nâng cao có liên quan đến sự thăng tiến. Vai trò của việc nâng cao nhân viên không phải là lãng phí. Sự đầu tư của bạn trong việc thúc đẩy những chuyên viên và quản lý giúp bạn tự tin vào những người làm việc cho bạn. Ngành nhà hàng khách sạn với tốc độ xoay vòng nhanh, có thể được lợi ích từ việc sở hữu những cá nhân xuất sắc. Làm như thế giữ được sự ổn định trong kinh doanh cũng như củng cố nguồn nhân lực tương lai của bạn.

Những lợi ích khác

Cung cấp sự tập trung vào việc đào tạo và phát triển ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh trong sự cạnh tranh. Nhà hàng khách sạn là ngành có tốc độ phát triển nhanh và thay đổi liên tục. Cách duy nhất để đánh bại đối thủ có thể bằng việc đảm bảo sư chuyên nghiệp của nhân viên trong việc thể hiện những công việc hàng ngày, như duy trì sự dọn dẹp sạch sẽ hoặc đảm bảo nhân viên lễ tân thành thạo máy vi tính và những thiết bị công nghệ khác cần trong công việc của họ. Thường xuyên đào tạo lại mảng dịch vụ khách hàng, như làm thế nào để hướng dẫn khách trong mọi tình huống, đảm bảo khách hàng yêu thích thời gian ở trong khách sạn của bạn và sẽ quay lại lần nữa.

Làm Việc Trong Ngành Nhà Hàng Khách Sạn: 5 Điều Phải Suy Nghĩ

Bạn có suy nghĩ về việc theo đuổi sự nghiệp trong ngành Nhà hàng Khách sạn và Du lịch? Dưới đây là 5 điều quan trọng nhất mà bạn phải suy nghĩ đến.
Làm việc trong ngành Nhà hàng Khách sạn có thể khó khăn nhưng cũng rất thỏa mãn. Cùng với sự linh hoạt tuyệt vời, sự nghiệp trong ngành Nhà hàng Khách sạn và Du lịch cũng sẽ cho bạn cơ hội tương tác với mọi người từ mọi tầng lớp trong xã hội và sử dụng khả năng sáng tạo của bạn để giải quyết vấn đề và lên kế hoạch cho những chiến lược dài hạn.
Nhà hàng Khách sạn và Du lịch cũng là một trong những ngành Dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh và rộng nhất Australia, và theo Job Outlook, số lượng cơ hội việc làm cho Quản lý Nhà hàng Khách sạn được cho là sẽ vượt qua con số trung bình trong năm năm tới.
Nếu bạn nghĩ rằng sự nghiệp trong ngành Nhà hàng Khách sạn phù hợp với bạn, đây là một số điểm quan trọng nhất bạn nên suy nghĩ.

1. Thời gian làm việc

Nếu bạn không phải là tuýp người thích làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều và không ngại làm việc tối hoặc thậm chí là đêm thì nhà hàng, khách sạn và những công việc liên quan khác có thể phù hợp với bạn.
Nghề Nhà hàng Khách sạn có tốc độ nhanh và thường làm việc trong nhiều giờ nhưng mặt tốt đó là sự linh hoạt trong việc bạn muốn làm khi nào và làm trong bao lâu, vì thế bạn sẽ có thể bố trí được thời gian làm việc sao cho phù hợp với cuộc sống của bạn.

2. Đặc điểm công việc

Ngành Nhà hàng Khách sạn và Du lịch khá đa dạng và công việc có thể từ những vị trí ban đầu như bartender, phục vụ, chuẩn bị thực phẩm và tiếp tân đến những vai trò như đầu bếp, quản lý khách sạn và nhà hàng, quản lý bán hàng và tư vấn du lịch cấp cao.
Hãy luôn nghĩ rằng dù cho bạn bắt đầu ở một vị trí thấp, sẽ luôn luôn có cơ hội để bạn thăng tiến khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Và bỏ qua công việc ban đầu, rất nhiều kỹ năng bạn sẽ học được chẳng hạn như khả năng làm nhiều công việc, dịch vụ khách hàng và làm việc nhóm rất hữu ích và giúp bạn dễ dàng chuyển đổi giữa các công việc trong ngành.

3. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến loại công việc bạn chọn. Ví dụ, nếu bạn thích làm việc nhanh, bạn sẽ thích một khách sạn hoặc nhà hàng luôn bận rộn tấp nập so với một môi trường làm việc êm đềm thoải mái hơn như công ty du lịch.
Ngoài ra, khi làm việc cho một công ty lớn có tên tuổi, bạn sẽ chỉ có một công việc cụ thể để tập trung vào, trong khi những công ty độc lập nhỏ hơn thường hy vọng bạn có thể linh hoạt hơn và đảm nhiệm nhiều công việc.
Mặc dù vậy, một điều bạn có thể hy vọng trong ngành Nhà hàng Khách sạn là bạn sẽ làm việc trong một môi trường gắn kết, hòa đồng và đa dạng văn hóa.

4. Mức lương trung bình

Lương của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào chức vụ và kinh nghiệm của bạn, nhưng theo PayScale, mức lương trung bình cho một quản lý nhà hàng khách sạn là khoảng AU$52,886 mỗi năm, trong khi nhân viên du lịch kiếm được khoảng AU$36,565 mỗi năm. Bartender, barista và những nhân viên lễ tân ở những vị trí khởi đầu có thể kiếm khoảng từ AU$30,000 đến AU$45,000

5. Những kỹ năng và năng lực cần thiết

Một số kỹ năng mềm bạn cần để làm việc trong ngành Nhà hàng Khách sạn bao gồm sự linh hoạt và sáng tạo cũng như những kỹ năng cá nhân và giao tiếp. Kỹ năng lãnh đạo cũng được đánh giá cao, đặc biệt là nếu bạn dự định chinh phục một vị trí trong quản lý.
Mặc dù hầu hết những vị trí khởi đầu cho phép bạn học hỏi qua công việc, nhưng nếu có một trình độ tương đối trong Nhà hàng Khách sạn và Du lịch sẽ cho bạn sự ưu tiên khi bạn nộp đơn và có thể giúp bạn khởi đầu ở một vị trí cao hơn.

6 Lỗi Thường Gặp Trong Cv Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

CV trong ngành Nhà hàng Khách sạn có khoảng 3 phút để thuyết phuc người đọc để ý đến bạn. Tuy nhiên, rất nhiều lần CV của bạn bị loại trước khi người đọc đọc đến câu cuối cùng. Đây là 6 lỗi phổ biến mà ứng viên ngành Nhà hàng Khách sạn thường gặp khi viết CV.

1. Lỗi chính tả, ngữ pháp và in ấn

Lỗi phổ biến nhất trong CV là lỗi chính tả, ngữ pháp và in ấn không được kiểm tra kỹ lưỡng. Bạn phải nhớ rằng CV đóng vai trò là người đại diện của bạn và thể hiện bạn dưới góc độ một con người cũng như một nhân viên. Vậy những việc ngớ ngẩn như mắc lỗi chính tả nói gì về bạn?
Khoảng 59% CV bị loại do lỗi chính tả, ngữ pháp và in ấn, đây quả là một con số lớn.
Bạn hãy chắc chắn rằng bạn phải kiểm tra toàn bộ CV của bạn trước khi nộp, hoặc nhờ bạn bè hay người thân làm việc này giúp bạn.

2. Đặt những thông tin ít quan trọng nhất lên đầu tiên

CV ngành Nhà hàng Khách sạn có thường khuynh hướng chứa những thông tin ít quan trọng nhất ở phần đầu. Vì CV của bạn chỉ có khoảng 3 phút để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người họ đang tìm kiếm, vậy bạn muốn sử dụng phần tốt nhất của CV để mô tả sở thích vào cuối tuần ư?
Hãy đặt những thông tin quan trọng nhất lên đầu tiên; những thông tin cần thiết cho nhà tuyển dụng chứ không phải cho bạn.

3. Thiếu sự tùy biến

Một số người mong muốn mỗi tài năng họ tự hào phải được liệt kê vào CV. Vấn đề là một nhà tuyển dụng trong ngành Nhà hàng Khách sạn không quan tâm với khả năng chơi ghi-ta hay khả năng cắt một bãi cỏ chỉ trong vài phút của bạn.
Một lỗi thường gặp khác là ứng viên chỉ sử dụng một CV để nộp cho tất cả công việc, từ quản lý phục vụ cho đến đầu bếp hay dịch vụ khách hàng.
Những công việc khác nhau yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Vì người quản lý luôn đề cao kiến thức chuyên sâu về Nhà hàng Khách sạn nên nhà tuyển dụng chủ yếu muốn biết liệu bạn có phải là người tốt nhất cho vị trí đặc biệt của họ hay không. Hãy tùy cơ ứng biến CV của bạn để đề cập trực tiếp vào vị trí đó và bạn sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc tạo nên sự ấn tượng với nhà tuyển dụng.

4. Tập trung vào công việc thay vì kết quả

Khi bạn được chọn vào một vị trí, nhà tuyển dụng tin tưởng bạn là người tốt nhất cho vị trí đó.
Tuy nhiên, liệt kê những công việc trước đó bạn từng làm không nói cho họ những gì họ cần: liệu bạn có thể tạo ra những giá trị hay không?
Thay vào đó, khi CV của bạn sẽ nói lên giá trị của bạn thông qua những kết quả bạn đạt được, điều này sẽ nói cho nhà tuyển dụng câu chuyện về bạn là ai, điều gì làm cho bạn trở thành ứng viên phù hợp cho công việc này.

5. Khiến CV ngành Nhà hàng Khách sạn của bạn trở nên một bài vẽ mỹ thuật

CV ngành Nhà hàng Khách sạn không nên trở thành một bài vẽ mỹ thuật! Nhưng vì một số lý do, rất nhiều ứng viên dùng những khung hoa hòe để làm viền cho CV. Mặc dù chúng tôi khuyên bạn nên làm cho CV của bạn nổi bật hơn so với những đối thủ cạnh tranh còn lại, nhưng màu mè không phải là cách.
Đưa một tấm hình vào CV của bạn là một vấn đề không thể bàn cãi, và không có đúng hay sai trong trường hợp này. Nếu bạn đang nộp đơn cho một công việc yêu cầu kỹ năng thuyết trình cá nhân, như nhân viên sự kiện chẳng hạn, thì việc thêm một tấm hình có thể làm tăng giá trị cho bạn. Tuy nhiên, nếu không thực sự cần thiết, thì hãy bỏ nó để bạn an toàn hơn.

6. Thêm vào những thông tin không cần thiết

Những thông tin không cần thiết là bất kỳ thông tin nào không quan trọng cho vị trí ứng tuyển. Đây là những thứ có thể bị phê bình trong những CV ngành Nhà hàng Khách sạn.
Thêm nhiều thông tin không làm cho CV của bạn tốt hơn những ứng viên khác. Hãy loại bỏ triệt để những thông tin không thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp cho vị trí này.
Tóm lại
Khi viết CV:
• Hãy kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp và in ấn
• Đưa những thông tin quan trọng nhất lên đầu tiên
• Tùy biến CV dựa theo công việc bạn ứng tuyển
• Tập trung vào thành tích của bạn thay vì những công việc trong quá khứ
• Tránh những kiểu chữ lạ và những kiểu định dạng màu mè
• Chỉ đưa những thông tin liên quan

Vai trò của kiến thức về luật trong ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Kiến thức về luật sử dụng trong ngành nhà hàng khách sạn không phải chỉ là kiến thức bổ sung. Những nhân viên, quản lý phải biết về luật để tránh phạm luật vì điều này có thể bị phạt tiền, kiện tụng và ảnh hưởng đến danh tiếng khách sạn.

Giữ an toàn cho khách

Luật an toàn thực phẩm đóng vai trò chính trong ngành Nhà hàng Khách sạn, và kiến thức về việc làm sạch và lưu trữ thức ăn giúp khách hàng an toàn và giúp việc kinh doanh của bạn tránh những kiện tụng và tiền phạt. Những luật an toàn khác bao gồm hoạt động an toàn chống hỏa hoạn trong nhà nghỉ và khách sạn. Nếu khách sạn của bạn làm theo những hướng dẫn này, những nhân viên có thể làm việc lâu hơn và khách hàng có thể nghỉ ngơi tốt vì biết khách sạn của bạn đầu tư vào việc giúp họ an toàn trong trường hợp có hỏa hoạn.

Bảo vệ danh tiếng của khách sạn

Biết về những luật trong ngành này bảo vệ danh tiếng cho khách sạn của bạn. Ví dụ, khách sạn phải cung cấp những lối đi dành cho người khuyết tật, nếu khách sạn của bạn không làm được, bạn có thể đối mặt với kiện tụng, phản đối và danh tiếng xấu. Tương tự, việc phân biệt đối xử với mọi người dựa trên giới tính, sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác hay tình trạng khuyết tật có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn. Nhân viên nên hiểu điều gì là phân biệt đối xử và nên nhận thức được nhiệm vụ phải tôn trọng những người khác.

Tôn trọng hợp đồng và quảng cáo đúng luật

Những nhân viên trong ngành nhà hàng khách sạn có thể là thành viên của những tổ chức, và một số tổ chức có những quy định riêng với nhân viên trong quản lý tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi. Nhân viên của bạn cần tôn trọng hợp đồng cũng như bất cứ thỏa thuận nào bạn ký với khách hàng, nhà cung cấp và nhà thầu. Tương tự, khách sạn phải áp dụng những phương pháp quảng cáo hợp lệ. Việc quảng cáo lừa đảo được xem là vi phạm pháp luật. Ví dụ, nếu bạn để trên quảng cáo một giá tiền, sau đó nhân viên bị nhầm lẫn và áp dụng giá tiền khác cho khách hàng, bạn có thể bị kiện vì quảng cáo giả.

Lưu trữ hồ sơ

Kinh doanh nhà hàng khách sạn phải lưu trữ rất nhiều hồ sơ, bao gồm tiền tip của nhân viên, thỏa thuận lao động và thuế thu nhập. Nhân viên biết và hiểu luật có thể giữ nhiều hồ sơ và hiếm khi bỏ sót những tài liệu quan trọng. Nếu không lưu giữ hồ sơ, việc kinh doanh của bạn có thể gặp rắc rối với những cơ quan pháp luật trong việc trả lương cho nhân viên hay giấy tờ liên quan đến thuế.

Quy trình hoạt động chuẩn của phòng tiếp tân trong khách sạn

Phòng tiếp tân là trái tim của một khách sạn. Chức năng của phòng này gồm đặt phòng, check-in và check-out, phục vụ và hỗ trợ khách hàng cũng như công việc kế toán. Quy trình hoạt động chuẩn được thực hiện thường xuyên và đóng vai trò là một hướng dẫn để duy trì doanh thu đầy đủ và độ ổn định trong phục vụ. Một quy trình hoạt động chuẩn của tiếp tân khách sạn sẽ tập trung vào mọi thứ từ đồng phục của nhân viên đến việc đặt vé cho khách tại rạp chiếu phim. Những quy trình này rất quan trọng với khả năng tài chính của khách sạn.

Đặt phòng

Quy trình đặt phòng tiêu chuẩn thường xoay quanh việc liên lạc ban đầu với khách. Quy trình đặt phòng giúp nhân viên tiếp tân thu tập thông tin từ khách hàng như một cách đảm bảo mức độ phục vụ tốt nhất và đem lại dòng lợi nhuận cao. Cụ thể, quy trình có thể là: “Tất cả nhân viên đặt phòng sẽ thể hiện sự nồng nhiệt và thân thiện trong việc hỏi tên khách hàng, địa chỉ và thông tin liên lạc, bên cạnh số lượng khách hàng và số đêm đặt phòng”. Quy trình đặt phòng có thể yêu cầu ghi chú của những vấn đề liên quan, như cung cấp những điều cần thiết cho trẻ em và khách hàng bị khuyết tật.

Check-in và check-out

Quy trình cho việc check-in và check-out là công cụ cơ bản cho việc tạo dựng và duy trì những trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Quy trình check-in có thể đưa ra: “Tất cả nhân viên khách sạn sẽ nở nụ cười thường xuyên và duy trì ánh mắt thân thiện với khách hàng, giới thiệu những tiện nghi trong phòng và đưa ra những nơi nghỉ ngơi trong lúc chờ phòng”. Dựa trên sự hoàn thành của quá trình check-in, quy trình hoạt động có thể hướng tới thư ký tiếp tân sắp xếp ngay lập tức cho khách hàng nhân viên giúp đỡ mang hành lý và đưa khách đến tận phòng. Quy trình check-out cần có người mang hàng lý từ phòng đến khu vực tiếp tân, trong đó tất cả những chi tiết về chi phí phải được giải thích đầy đủ và khách hàng không phải đợi lâu trong quá trình check-out.

Phục vụ khách hàng

Quy trình hoạt động chuẩn trong phục vụ khách hàng, thường bao gồm phục vụ, mang hành lý. Những quy trình có thể được viết trong một định dạng nhất định sử dụng những hướng dẫn ngắn gọn như: “Kêu gọn nhân viên có mặt kịp thời và chào hỏi thân thiện với khách đến bằng ô tô, mở cửa xe chỗ tài xế đầu tiên và sau đó là cửa xe chỗ khách ngồi”. Những quy trình khác có thể là: “Nhân viên sẽ giúp khách mang hành lý và dẫn khách đến tận phòng đã đặt trước đó” và “Nhân viên phục vụ khách hàng sẽ đậu xe cho khách đúng khu vực, giữ chìa khóa với ký hiệu theo thứ tự chữ cái và cất trong tủ chìa khóa”.

Hỗ trợ

Chức năng hỗ trợ trong khách sạn là cung cấp cho khách sự giúp đỡ ngoài dịch vụ được đưa ra. Công việc hỗ trợ bao gồm sự chú ý cá nhân trong việc đặt và xác nhận vé máy bay, sắp xếp dịch vụ chăm sóc em bé hoặc sắp xếp những hoạt động ngoài trời như golf. Khi đem vào những quy trình hoạt động chuẩn, dịch vụ hỗ trợ có thể: “Nhân viên hỗ trợ sẽ cung cấp liên tục sự giúp đỡ thân thiện và hiệu quả đến khách hàng với những yêu cầu đặc biệt, như đặt bàn ở nhà hàng bên ngoài, thuê xe ô tô sang trọng, giải quyết những nhu cầu về kinh doanh và tập trung vào những vấn đề an ninh”.

Vai trò và trách nhiệm của Quản lý Marketing trong ngành Khách sạn

Một quản lý marketing trong khách sạn có trách nhiệm tăng doanh thu cho khách sạn bằng những chương trình phát triển để tăng sự thuê phòng và tạo ra lợi nhuận bằng việc sử dụng những cơ sở vật chất về nơi ở, phòng họp và giải trí. Một quản lý marketing nhà hàng phải luôn nhận thức được những nhân tố ảnh hưởng đến khách sạn và có hiểu biết rõ ràng về nhu cầu và thái độ của khách hàng. Một quản lý marketing nhà hàng sẽ có trách nhiệm kết hợp những hoạt động quảng cáo và marketing để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, làm việc thường xuyên với những nhân viên khác trong khách sạn để đảm bảo khách hàng hài lòng với điều kiện vật chất và tận hưởng thời gian ở đó.

Nghiên cứu

Khách hàng có thể chọn một khách sạn dựa trên cơ sở vị trí địa lý; phương tiện đi lại như đường bộ, đường tàu hay hàng không; điều kiện tổ chức cuộc họp; danh tiếng; hay giá cả. Là một quản lý marketing, bạn phải xác định những nhân tố hình thành nên sự thu hút khách hàng của khách sạn. Theo dõi những bình luận của khách hàng trên website của khách sạn để xác định những thế mạnh và khuyết điểm của khách sạn. Hãy nói chuyện với khách trực tiếp hoặc qua điện thoại. Xem qua những nghiên cứu ngành du lịch để xác định xu hướng có thể ảnh hưởng đến khách sạn, như nhu cầu tăng đối với nhà nghỉ gia đình giá rẻ, hoặc giá xăng dầu, những điều kiện tốt cho nhân viên đi công tác.

Sự nhận thức

Là một quản lý marketing, bạn phải giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm khách sạn của bạn. Website của bạn nên bao gồm những thông tin mới nhất cho khách hàng về cơ sở vật chất và giá cả, phương tiện, địa điểm với những thông tin chi tiết về điều kiện tổ chức hội nghị cho những nhà tổ chức sự kiện. Hãy đăng những thông tin chi tiết về khách sạn trên những website du lịch và đặt vé online để có thể tiếp cận đến những khách hàng mục tiêu. Hợp tác với những địa điểm tổ chức sự kiện khác để đưa ra những nơi ở hoặc nơi tổ chức có thể thu hút thêm những khách hàng tiềm năng khác.

Khuyến mãi

Khuyến mãi là một phần quan trọng của marketing khách sạn. Bạn cần tăng sự thuê phòng trong thời gian lượng đặt phòng thấp. Chạy những chương trình đặc biệt như tuần lễ ăn uống, hoặc đưa ra những khuyến mãi như thêm một đêm khi đặt phòng cho nhiều ngày, để thu hút thêm khách hàng. Nếu khách sạn của bạn có phòng hội nghị, bạn cần phải cho thuê khi hội nghị không diễn ra. Có thể cho những công ty địa phương thuê trong một thời gian ngắn.

Quan hệ với khách hàng

Để tạo ra một doanh thu ổn định và đảm bảo việc kinh doanh ở mức cao, bạn cần phát triển những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Chương trình khách hàng thân thiết đề cao những khách hàng đặt phòng thường xuyên sẽ có lợi cho khách sạn và khách hàng. Đối tượng của chương trình là những khách hàng cá nhân hay đoàn thể thường cần phòng họp và nơi ở thường xuyên cho một lượng lớn nhân viên đi du lịch.

Hợp tác

Là một quản lý marketing bạn cần làm việc liên tục với những thành viên khách của đội ngũ quản lý khách sạn để xác định những việc ưu tiên cho marketing. Xem qua mức độ đặt phòng tương lai để dự tính những ngày cần khuyến mãi nhằm tăng tỷ lệ đặt phòng. Làm việc với nhóm quản lý sự kiện để lên lịch marketing nhằm thu hút thêm hội nghị và sự kiện. Chia sẻ những khảo sát sự hài lòng của khách hàng và bình luận của khách hàng với nhóm dịch vụ khách hàng để tăng tiêu chuẩn chăm sóc khách hàng.