Pareto chart là gì? Ý nghĩa và các bước xây dựng

Pareto chart là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng để biểu thị những vấn đề thu thập được theo mức độ giảm dần trên một đồ thị. Nhưng cụ thể Pareto chart là gì? Ý nghĩa và các bước xây dựng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết bạn nhé!

Pareto chart là gì?

Pareto chart trong tiếng Anh là một dạng đồ thị hình cột biểu diễn các nguyên nhân của một vấn đề. Trong đó, phản ánh các dữ liệu thu thập được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo mức độ giảm dần. Khi nhìn vào có thể biết được các vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước.

Pareto được xây dựng dựa trên nguyên tắc 80-20 với ý nghĩa là: 80% ảnh hưởng của vấn đề, 20% nguyên nhân chủ yếu. Do đo, dạng biểu đồ trực quan này xuất hiện khá nhiều trong các hoạt động Total Productive Maintenance để phân tích và giải quyết công việc thật hiệu quả.

Ý nghĩa của Pareto chart

Pareto chart biểu thị những vấn đề rõ ràng, chi tiết cần ưu tiên giải quyết. Qua đó giúp bạn tập trung vấn đề cần xử lý, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đạt được kết quả tối ưu nhất.

Pareto chart cho phép bạn nỗ lực tập trung vào đâu theo từng sự kiện. Để từ đó tạo ra những thay đổi lớn và đạt được hiệu quả cuối cùng. Bởi các vấn đề không thể giải quyết cùng một lúc mà cần có sự phân bổ theo thứ tự.

Biểu đồ Pareto có ý nghĩa thật sự khi bạn phải đối mặt với những vấn đề đa nhân tố. Khi đó, đồ thị vạch ra những lựa chọn ưu tiên để bạn biết cần tiến hành theo giải pháp nào để quản lý nguồn lực cho thật hiệu quả. Đặc biệt là xác định được những vấn đề lớn nhất và nguyên nhân dẫn đến mà chúng ta không không biết bắt đầu từ đâu.

Biểu đồ Pareto có tầm trọng đối với các hoạt động của tổ chức vì mang lại những lợi ích cho những ai nằm trong các dự án cải tiến. Cụ thể, các tổ chức sẽ biết cách phân bổ nguồn lực thật hiệu quả và sự kiện quan trọng nhất để cải tiến và tạo ra cơ hội phát triển tốt.

Biểu đồ còn là một công cụ trao đổi thông tin hữu hiệu vì giúp nhà lãnh đạo và các thành viên hiểu được tại sao các hoạt động được ưu tiên triển khai và cụ thể kết quả mong muốn đạt được là gì.

Các bước lập biểu đồ Pareto chart

Biểu đồ Pareto chart được lập theo các bước ra sao?

  • Bước 1: Phân loại và thu thập dữ liệu bao gồm

Đơn vị đo, thời gian thu thập, xác định các lỗi sai hỏng lớn nhất, sắp xếp các lỗi hỏng theo thứ tự giảm dần.

  • Bước 2: Sắp xếp các dữ liệu thu thập theo thứ tự từ lớn đến bé

Tính tần suất tích lũy các lỗi sai hỏng, tính tỉ lệ % của từng lỗi sai hỏng, tính tỉ lệ % tích lũy của các lỗi sai hỏng.

  • Bước 3: Tiến hành vẽ biểu đồ

– Kẻ 2 trục tung ở đầu và cuối trục hoành (bên trái là số lượng các dạng khuyết tật, bên phải là tỉ lệ % khuyết tật tích lũy). Các cột thể hiện từng lỗi sai hỏng có bề rộng bằng nhau, giữa các cột không có khoảng trống.

– Vẽ các cột biểu diễn các dạng khuyết tật theo thứ tự lớn nhất trước rồi đến nhỏ dần. Những cột cao thể hiện sai hỏng nhiều nhất, những cột thấp tương ứng với những sai hỏng ít quan trọng.

– Dựa vào % tích lũy đã tính để vẽ đường tích lũy.

– Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt những đặc trưng của thông số.

  • Bước 4: Xác định những vấn đề được ưu tiên giải quyết

Biểu đồ Pareto còn được sử dụng khi các khuyết tật hoặc số lỗi hỏng được quy về giá trị. Khi đó, giá trị các lãng phí hoặc những tổn thất do các khuyết tật gây ra là căn cứ để xác định các thứ tự ưu tiên của vấn đề cần giải quyết.

Pareto chart là gì? Tóm lại đây là một dạng biểu đồ cho phép các bạn có cái nhìn trực quan các vấn đề cần xử lý trong công việc. Đây là công cụ giúp các nhân viên đối mặt với những vấn đề lớn, khuyến khích họ tự tin giải quyết vấn đề để mang đến những thành công.