Mô tả: FMCG hay còn được gọi là ngành hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm các sản phẩm cần thiết và sử dụng mỗi ngày trong gia đình như đồ chăm sóc cá nhân, đồ uống,…
FMCG có lẽ là một thuật ngữ mà chúng ta thường xuyên bắt gặp trên những trang báo về truyền thông, tiếp thị. Tuy nhiên bạn có hiểu ý nghĩa của FMCG là gì? Cũng như những cơ hội việc làm trong ngành FMCG. Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết bên dưới nhé!
FMCG là gì?
FMCG là thuật ngữ tiếng anh được viết tắt từ Fast Moving Consumers Goods, có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ngành hàng này bao gồm những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống như đồ dùng cá nhân, sản phẩm tẩy rửa, đồ uống,…được sử dụng hàng ngày ở các hộ gia đình. Sở dĩ được gọi là ngành hàng tiêu dùng nhanh vì các loại hàng hóa này sẽ được tiêu thụ trong một thời gian ngắn ở các cửa hàng bán lẻ, siêu thị.
Thông thường, những mặt hàng này thường được các công ty sản xuất ra một số lượng lớn và chi phí không quá cao cho mỗi sản phẩm. Một số những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam sản xuất mặt hàng tiêu dùng nhanh là Unilever (sản phẩm Omo, Sunsilk, Sunlight…), P&G (nước giặt Downy, Tide, Head & Shoulder…)
Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực FMCG
Giám sát bán hàng
Công việc chính của nhân viên giám sát bán hàng là quản lý và phát triển địa bàn kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu, doanh số cho doanh nghiệp. Đồng thời quản lý các kênh phân phối sao cho quy trình bán hàng được thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra.
Hơn nữa, giám sát bán hàng là công việc hỗ trợ, quản lý một đội ngũ nhân viên tiếp thị nhằm giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp ở những địa điểm bán hàng. Cùng với đó, bạn sẽ đo lường, đánh giá hiệu quả bán hàng mỗi tháng, mỗi quý và báo cáo lại cho cấp trên.
Chính vì thế, người quản lý bán hàng phải có kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng giao tiếp để có thể truyền đạt lại kinh nghiệm và cách thức bán hàng hiệu quả cho nhân viên cấp dưới. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới để bắt kịp xu hướng thị trường.
Giám đốc thương hiệu
Mỗi một công ty FMCG sẽ có nhiều nhãn hàng khác nhau. Để quản lý tốt toàn bộ nhãn hàng, thì công ty cần phải có giám đốc mỗi thương hiệu. Giám đốc sẽ là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất cho mỗi chiến lược, hoạt động của thương hiệu. Theo đó, bạn sẽ là người đưa ra kế hoạch định hướng và phát triển sản phẩm phù hợp với mục tiêu của cả công ty. Sao cho khi nhắc đến bất kỳ một mặt hàng nào, thương hiệu của bạn sẽ hiện lên đầu tiên trong suy nghĩ của khách hàng.
Giám đốc thương hiệu cần phải có khả năng sáng tạo nhằm đưa ra những chiến dịch marketing mới, hay đưa ra ý tưởng thiết kế các bao bì độc lạ nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng về sản phẩm.
Chuyên viên phân tích quy trình
Là một chuyên viên phân tích quy trình bạn sẽ đảm nhận công việc nghiên cứu, phân tích các quy trình kinh doanh nhằm kiểm soát chất lượng trong việc sản xuất hàng hóa, đồng thời đưa ra một quy trình làm việc tối ưu nhằm giảm bớt chi phí và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Chính vì thế, nhân viên phân tích quy trình phải có sự linh hoạt, nhạy bén thay đổi quy trình sản xuất sao cho phù hợp với sự biến đổi trị trường.
Nhân viên sale
Nhân viên sale có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng là những nhà phân phối nhằm giới thiệu trao đổi về sản phẩm để đưa hàng hóa vào các địa điểm bán hàng của họ. Thế nên, nhân viên sale cần có cần có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xây dựng mối quan hệ nhằm tạo được mạng lưới các kênh phân phối rộng khắp cho doanh nghiệp.
Với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã hiểu được FMCG là gì và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Có thể thấy, FMCG là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở cho mọi người. Nếu bạn yêu thích FMCG, thì hãy trau dồi học hỏi và có thể tìm kiếm cho mình những cơ hội làm việc ở những công ty hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh tại Việt Nam.